TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIETNAM MARITIME UNIVERSITY

Quan hệ quốc tế

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là một trong những trường đầu tiên của Việt Nam tiên phong trong các công tác hợp tác quốc tế. Nhà trường luôn đặt công tác hợp tác quốc tế là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển của Nhà trường. Trường đã thành lập Phòng Đối ngoại vào 11/12/1996 và đến ngày 05/9/2000, đơn vị này được đổi tên thành Phòng Quan hệ Quốc tế.
Một số thành tích nổi bật về công tác Quan hệ Quốc tế thời gian qua của Nhà trường:
- Trường là thành viên tích cực của nhiều hiệp hội, diễn đàn về hàng hải lớn, có uy tín toàn cầu như Hiệp hội các trường Đại học Hàng hải Quốc tế (IAMU) từ năm 2004, Diễn đàn các trường đại học hàng hải và đánh cá châu Á (AMFUF) từ năm 2002,... Đặc biệt, với những đóng góp tích cực và uy tín cho sự phát triển của Hiệp hội IAMU, Trường đã được bầu làm thành viên của các Ủy ban Chính sách, Đào tạo thuộc Hội đồng Điều hành Quốc tế và làm Trưởng đại diện cho các trường thuộc Khu vực châu Á - Thái Bình Dương hai nhiệm kỳ liên tiếp từ 2012 đến 2015;
- Thu hút được nhiều các dự án đầu tư lớn, các nguồn tài trợ từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ quốc tế với tổng trị giá hàng trục triệu USD, tiêu biểu như: Dự án nâng cao năng lực Đào tạo và Huấn luyện Đại học Hàng hải tại Việt Nam do Chính phủ Nhật Bản (thông qua JICA) tài trợ, Dự án Nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học của Khoa Đóng tàu và Khoa Công trình thủy do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, Dự án “Thành lập Trung tâm đào tạo Logistics Tiểu vùng sông Mê-kông tại Việt Nam” do Quỹ Hội nhập Nhật Bản - ASEAN (JIAF) tài trợ, Tiếp nhận Tàu huấn luyện Hannara (nay đã đổi tên thành VMU Việt - Hàn) do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại cho Chính phủ Việt Nam,…
- Trường cũng đã phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị có liên quan, góp phần đưa Việt Nam trở thành 1 trong 71 nước đầu tiên có tên trong “Danh sách trắng” của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) ngay từ giai đoạn đầu triển khai Công ước STCW78/95;
- Nhà trường luôn tích cực hỗ trợ các quốc gia khác như Campuchia, Lào, Myanmar, Mozambique trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tiêu biểu như: Hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện của Trường Hàng hải Mozambique; Tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics cho gần 300 cán bộ trong lĩnh vực giao thông vận tải từ 3 nước Lào, Myanmar và Campuchia;…
- Xúc tiến triển khai nhiều chương trình liên kết đào tạo đại học, sau đại học với nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới của các nước như: Chương trình tiên tiến hợp tác với Học viện Hàng hải California (Hoa Kỳ), Chương trình lan tỏa của chương trình tiên tiến hợp tác với Trường Đại học Gloucestershire (Vương quốc Anh), Chương trình liên kết chuyển tiếp 2+2” cùng Đại học Tasmania - UTAS (Úc), . . .
- Tổ chức thành công nhiều hội thảo, hội nghị khoa học mang tầm cỡ khu vực, châu lục: Hội nghị tổng thể thường niên lần thứ 17 (AGA17) năm 2016, Hội nghị lần thứ 18 Diễn đàn các Trường Đại học Hàng hải và Đánh cá Châu Á (AMFUF 2019), Hội thảo quốc tế về An toàn và Công nghệ Hàng hải thông minh tiên tiến lần thứ 10 (Ai-MAST 2024),...
- Xúc tiến thành lập được các công ty liên doanh với các đối tác Nhật Bản: Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thiết kế tàu thủy – VMSK liên doanh giữa Trường Đại học Hàng hải Việt Nam với Công ty MITSUI & Co.,Ltd., Tập đoàn KANAX Corp. và Tập đoàn Đóng tàu SHIN KURUSHIMA,...
Trong thời gian tới, với mục tiêu chiến lược là đầu tư, xây dựng Nhà trường là trường trọng điểm quốc gia, nghiên cứu, đào tạo phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển theo Nghị quyết 30 – NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị, xác định được tầm quan trọng của công tác hợp tác quốc tế trong tiến trình phát triển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đặt ra các hoạt động trọng tâm trong công tác hợp tác quốc tế như sau:
- Củng cố, mở rộng các liên kết, liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước;
- Triển khai có hiệu quả các dự án hỗ trợ của các đối tác nước ngoài; tích cực tìm kiếm thêm các nguồn tài trợ khác, đặc biệt các nguồn tài trợ từ các tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước;
- Tăng cường quan hệ hợp tác với các trường, hiệp hội, tổ chức quốc tế nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện và nghiên cứu khoa học đạt chuẩn quốc tế, đồng thời nâng cao vị thế và uy tín của Nhà trường, từng bước hiện thực hóa chiến lược xuất khẩu giáo dục./.

Tàu huấn luyện VMU VIỆT-HÀN được tích hợp các hệ thống huấn luyện hiện đại

Tổng Thư ký Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) - Ngài Kitack Lim tới thăm và làm việc

Trường ĐHHHVN đón tiếp và làm việc với với Ngài Iain Grant Frew, Đại sứ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen tại Việt Nam

Trường tham dự Hội nghị tổng thể thường niên lần thứ 24 của IAMU tại Hoa Kỳ.

Nhà trường tham dự Diễn đàn các Trường Đại học Hàng hải và Đánh cá châu Á năm 2024 (AMFUF 2024)

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và Trường Đại học Tasmania, Úc

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với Đại học Memorial, Canada

Tổ chức thành công Hội thảo quốc tế về An toàn và Công nghệ Hàng hải thông minh tiên tiến lần thứ 10 (Ai-MAST 2024)

EMC Đã kết nối EMC